Bốn hình thức bạo hành trẻ em

Bao hanh tre em

Một số thông tin cần biết về bạo hành trẻ em

[info_box title=”” image=”” animate=””]Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ 4 người trưởng thành thì có 1 người từng bị bạo hành thể chất khi còn là trẻ em.
Hậu quả của sự bạo hành dẫn đến trẻ có xu hướng bạo lực, trầm cảm, ù lì, mang thai ngoài ý muốn, sử dụng chất kích thích như rượu hay ma tuý.
Theo WHO, mỗi năm có khoảng 41 ngàn trẻ em dưới 15 tuổi trên toàn thế giới tự tử.[/info_box]

 

Bao hanh tre em

Các hình thức bạo hành trẻ em

Theo WHO và ChildHelp, có bốn hình thức bạo hành trẻ em.

Bạo hành thể chất

Bạo hành thể chất của trẻ em có thể do cha mẹ hay người chăm sóc trẻ em cố tình gây ra những chấn thương thể chất. Có rất nhiều dấu hiệu tố giác trẻ bị bạo hành về thể chất.
bạo hành thể chất bao gồm đánh, đá, đốt, nhổ tóc, làm nghẹt thở, ném, xô, hay bất kỳ hành động nào gây tổn thương cho trẻ. Cho dù người chăm sóc trẻ không cố ý gây thương tích cho trẻ, vẫn là bạo hành thể chất đối với trẻ. Bậc cha mẹ cần nhớ nguyên tắc gây tổn thương trẻ hay gây thương tích cho trẻ thì mới gọi là bạo hành. Có nhiều hình thức phi bao lực vẫn gọi là bạo hành về thể chất đối với trẻ.

Hệ quả của bạo hành thể chất gây cho trẻ
– Bầm tím cơn thể, phồng rộp, vết cắt hoặc vết trầy xước
– Nội thương, tổn thương não
– Gãy xương, bong gân, trật khớp
– Tác hại về cảm xúc và tâm lý
– Chấn thương suốt đời, hoặc chết

Những dấu hiệu bạo hành thể chất đối với trẻ
– Không thể giải thích hoặc giải thích vô lý nguyên do chấn thương nơi trẻ
– Thể hiện sự hiềm khích với trẻ hoặc lo lắng quá độ về hành vi của trẻ
– Cho rằng trẻ không đáng tin, nói dối, dữ dằn, gây rắc rối
– Trì hoãn hoặc ngăn không cho trẻ được chăm sóc y tế
– Đưa trẻ đến các bác sỹ hoặc bệnh viện khác nhau
– Không cho trẻ đến trường, nhà thờ, câu lạc bộ
– Có tiền sử bạo lực và/hoặc bạo hành

Những dấu hiệu trẻ bị bạo hành thể chất

Về thể chất
– Bất kỳ chấn thương nơi trẻ chưa biết bò
– Các chấn thương nghiêm trọng và hữu hình
– Các chấn thương ở các giai đoạn chữa lành khác nhau
– Không thể giải thích hoặc giải thích vô lý chấn thương
– Dị dạng
– Thường xuyên, và có tiền sử bị chấn thương (sau kỳ nghỉ cuối tuần, nghỉ hè, nghỉ học)
 

Về hành vi
– Sợ hãi cha mẹ hoặc người lớn
– Sợ sệt, thu mình, trầm cảm, lo lắng
– Mặc áo tay dài kể cả mùa nóng
– Hay đề cập chủ đề bạo lực trong nghệ thuật hoặc trí tưởng tượng
– Gặp ác mộng, mất ngủ
– Hay kể về chấn thương, hành xác nghiêm trọng
– Thiếu trưởng thành, dễ nổi nóng, hành vi và cảm xúc cực đoan
– Có hành vi hoặc thái độ tự hủy hoại bản thân

[info_box title=”” image=”” animate=””]23,8% người lớn từng bị bạo hành về thể chất khi còn nhỏ[/info_box]

Bạo hành tình dục

Bạo hành tình dục là dùng trẻ em cho mục đích tình dục hoặc bắt trẻ em tham gia vào hình vi tình ddục. bạo hành tình dục cũng bao gồm trẻ em lớn hơn hay mạnh hơn dùng trẻ em khác cho mục đích thỏa mãn hay hưng phấn tình dục.

Bạo hành tình dục trẻ em bao gồm:
– bạo hành không tiếp xúc
– Buộc trẻ em xem hành vi tình dục
– Buộc trẻ em xem hoặc phô bày cơ quan sinh dục
– Nói chuyện tình dục không hợp lý
– bạo hành có tiếp xúc
– Mơn trớn hoặc khẩu dâm
– Giao cấu
– Buộc trẻ em quan hệ tình dục
– Mai dâm trẻ em và phim khiêu dâm trẻ em

Dấu hiệu bạo hành tình dục
– Cha mẹ không giám sát trẻ
– Không thường xuyên đồng hành cùng trẻ
– Cha mẹ hay ghen tuông hoặc thể hiện tính sở hữu
– Mối quan hệ tình dục gặp rắc rối hoặc rối loạn chức năng
– Cha mẹ dựa vào con để có hỗ trợ cảm xúc

Dấu hiệu trẻ bị bạo hành tình dục

Về thể chất:
– Gặp khó khăn trong việc ngồi, đi đứng và vấn đề đường ruột
– Đồ lót dính máu, xỉn màu hoặc rách
– Chảy máu, bầm tím, đau, sưng, hoặc ngứa vùng sinh dục
– Nhiếm trùng đường tiết niệu thường xuyên hoặc nhiếm nấm
– Bất kỳ bệnh lây lan qua đường sinh dục hoặc các triệu chứng liên quan

Về hành vi:
– Không muốn thay quần áo
– Thu mình, trầm cảm, lo lắng
– Biếng ăn, bận tâm quá mức về cơ thể
– Hung hăng, phạm pháp, tương quan với trẻ khác kém
– Hình ảnh bản thân kém, không chăm sóc bản thân, thiếu tự tin
– Vắng mặt đột xuất, học hành kém
– bạo hành chất kích thích, chạy trốn, liều lĩnh, có xu hướng tự tử
– Rối loạn giấc ngủ, sợ đi ngủ, ác mộng, đái dầm (ở tuổi lớn)
– Hay thể hiện hành vi tình dục, thủ dâm quá mức
– Hành vi bất thường hay lập đi lập lại (như rửa tay liên tục, tạo nhịp, lắc lư quá mức…)
– Hành vi hoặc kiến thức tình dục quá mức hoặc bất thường
– Hay kể về bạo hành tình dục

[info_box title=”” image=”” animate=””]20,7% người trưưởng thành từng bị bạo hành tình dục khi còn nhỏ[/info_box]

Bạo hành cảm xúc

Bạo hành cảm xúc là khi cha mẹ hoặc người chăm sóc gây tổn thương cho sự phát triển về xã hội và tinh thần trẻ, hoặc gây những tổn thương cảm xúc nghiêm trọng. Thông thường, bạo hành cảm xúc là chuỗi dài những hành vi gây tổn thương qua năm tháng.

Bạo hành cảm xúc bao gồm:
– Từ chối hoặc bỏ mặc trẻ: nói với trẻ là em không được yêu thương hoặc được mong có, ít quan tâm đến trẻ, không khơi gợi hay quay lại yêu thương trẻ, không lắng nghe trẻ, không thừa nhận cảm xúc của trẻ, không giữ lời hứa, cắt ngang cuộc trò chuyện với trẻ.
– Gây xấu hổ hoặc làm nhục trẻ: Gọi trẻ bằng tên tục tĩu, chỉ trích, coi thường, hạ bệ, mắng mỏ, chế giễu, sử dụng ngôn ngữ hành dùng hành vi nhắm vào cảm xúc giá trị nội tại của trẻ.
– Khủng bố trẻ: buộc tội, đổi lỗi, lăng mạ, phạt hoặc đe hoạ bỏ rơi, gây nguy hại hoặc làm trẻ tử vong, ép trẻ vào tình huống thất bại, thao túng, lợi dụng điểm yếu của trẻ hay sự phụ thuộc vào người lớn của trẻ, nói xấu, la hét, lớn tiếng.
– Cách ly trẻ: cách ly trẻ khỏi bạn bè đồng lứa và không cho trẻ tham gia những hoạt động tích cực, nhốt trẻ trong khu vực nhỏ hẹp, cấm trẻ chơi hoặc các trải nghiệm hứng thú.
– Tham nhũng: lôi kéo trẻ vào hành vi tội phạm, nói dối để biện minh cho hành động hoặc ý tưởng, khuyến khích hành vi sai trái.

Dấu hiệu bạo hành cảm xúc
– Thường xuyên bỏ mặc, chỉ trích, la hét hoặc đổ lỗi cho trẻ
– Chỉ chơi với anh chị em khác của trẻ
– Quản lý cơn giận dữ hoặc tự điều chỉnh cảm xúc kém
– Tương quan bất hòa với người lớn khác
– Tiền sử bạo lực hoặc bạo hành
– Bệnh tâm thần không được chữa trị, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện

Dấu hiệu trẻ bị bạo hành cảm xúc
Về thể chất:
– Chậm phát triển
– Đái dầm
– Rối loạn ngôn ngữ
– Có vấn đề về sức khỏe như loét, các bệnh về da
– Béo phì hoặc rối loạn trọng lượng

Về hành vi:
– trẻ có thói quen mút tay, cắn hoặc ném đá
– Khả năng học kém và chậm phát triển
– Tuân thủ nguyên tắc hoặc phòng vệ quá mức
– Có cảm xúc cực đoan, hung hăng, thu mình
– Lo lắng, ám ảnh, mất ngủ
– Có hành vi phá hoại hoặc chống đối xã hội (bạo lực, tàn ác, phá hoại, ăn cắp, lừa dối, gian trá)
– Có hành vi không phù hợp với độ tuổi (quá già, quá trẻ con)
– Có suy nghĩ và hành vi tự tử

[info_box title=”” image=”” animate=””]10,6% người lớn từng bị bạo hành về cảm xúc khi còn nhỏ[/info_box]

Bỏ rơi trẻ

Khi cha mẹ hoặc người chăm sóc không quan tâm, giám sát, bày tỏ tình cảm hoặc có hỗ trợ cần thiết cho sức khỏe, an toàn và tâm trạng của trẻ. Trẻ có thể bị bỏ rơi về thể chất và không được giám sát đầy đủ. Trẻ bị bỏ rơi về cảm xúc, y tế, và giáo dục.

Bỏ rơi không chăm sóc thể chất
Trẻ em cần có sự chăm sóc đầy đủ để có sức khỏe và cần được giám sát để an toàn. Người lớn chăm sóc trẻ phải chu cấp áo quần, thực phẩm và nước uống. Trẻ cũng cần có mái ấm an toàn và khỏe mạnh, và được giám sát đầy đủ.

Ví dụ về sự bỏ rơi không chăm sóc thể chất
– Bỏ rơi trẻ hoặ từ chối giám hộ trẻ dưới sự bảo hộ của người lớn
– Liên tục bỏ mặc trẻ để người khác chăm sóc trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần
– Không cung cấp đầy đủ thực phẩm và nước uống
– Không cung cấp quần áo đầy đủ tùy theo mùa
– Không đảm bảo vệ sinh cá nhân
– Không giám sát trẻ cách thích hợp
– Bỏ mặc trẻ cho người chăm sóc không phù hợp
– Bỏ mặc trẻ trong môi trường không an toàn, mất vệ sinh

Bỏ rơi trẻ về mặt cảm xúc
Trẻ em cần có sự quan tâm và yêu thương đầy đủ để trẻ cảm nhận được yêu thương và hỗ trợ. Nếu trẻ tỏ dấu hiệu bệnh về tâm lý, cần đưa trẻ đi chữa trị.

Ví dụ về sự bỏ rơi về mặt cảm xúc
– Boò mặc nhu cầu trẻ cần quan tâm, yêu thương và hỗ trợ về cảm xúc.
– Đẩ mặc trẻ với môi trường thường xuyên bạo động, cực đoan, đặc biệt bạo hành gia đình
– Đề mặc trẻ sử dụng ma tuý, rượu, hoặc tham gia vào hành vi phạm pháp
– Cách ly trẻ khỏi bạn bè và người thân

Bỏ rơi không chăm sóc sức khỏe
Cha mẹ và người chăm sóc trẻ phải đưa trẻ đi chữa trị nếu trẻ bị chấn thương hay bệnh tật. Họ cũng phải cung cấp các biện pháp phòng ngừa cơ bản để đảm bảo trẻ an toàn và khỏe mạnh.

Ví dụ về sự bỏ rơi không chăm sóc sức khỏe
– Không đưa trẻ đến bệnh viện hoặc bác sỹ chuyên môn khi trẻ bị chấn thương nghiêm trọng hay bệnh tật
– Ngăn không cho trẻ được chữa trị
– Không cung cấp biện pháp phòng ngừa y tế và chăm sóc răng
– Không theo dõi các kiến nghị của bác sỹ

Bỏ rơi không giáo dục
Cha mẹ và nhà trường cùng chia sẻ trách nhiệm đảm bảo trẻ em có cơ hội thành công trong học tập.

Ví dụ về việc bỏ rơi không giáo dục:
– Cho phép trẻ vắng mặt nhiều lần trong giờ học
– Không đăng ký cho trẻ đi học (hoặc không dạy trẻ tại nhà tương ứng)
– Ngăn không cho trẻ có cơ hội hưởng giáo dục đặc thù cần thiết

Dấu hiệu trẻ bị bỏ rơi không được giáo dục
Không có chứng cứ hiển nhiên trẻ bị bỏ rơi về mặt giáo dục. Mặc dù việc bỏ rơi có thể có tác động suốt đời trẻ nhưng cần theo dõi qua thời gian dài.

Dấu hiệu nơi người chăm sóc
Thành thực thì không có mô hình mẫu nào cho việc trẻ bị bỏ rơi nhưng có những dấu hiệu nhất định cho thấy cha mẹ hoặc người chăm sóc cần nuôi dưỡng và bảo vệ trẻ:
– Thể hiện sự thờ ơ hoặc thiếu quan tâm đến trẻ
– Trầm cảm, lãnh đạm, bạo hành ma tuý/rượu và các vấn đề về sức khỏe tinh thần khác
– Chối bỏi các vấn đề với trẻ hoặc đổ cho trẻ
– Quan điểm tiêu cực về trẻ
– Trông cậy vào việc trẻ tự chăm sóc và hạnh phúc

Dấu hiệu nơi trẻ
Một dấu hiệu chưa cho thấy mức độ đáng báo động, dù vậy trẻ em bị bỏ rơi thường thể hiện cho thấy trẻ cần giúp
– Quần áo không đúng kích thước, bị hư, dư dáy hoặc không phù hợp với thời tiết
– Gat ̣ĩum ăn nhiều, tìm kiếm thức ăn, có thể cho thấy dấu hiệu suy dinh dưỡng (như bụng to, xương nhô ra)
– Nhẹ cân, chiều cao thấp so với tuổi
– Hay mỏi mệt, buồn ngủ, bơ phờ
– Vệ sinh không sạch, cơ thể bốc mùi
– Kể cho trẻ về việc chăm sóc em nhỏ hơn. mà không có người chăm sóc tại gia đình
– Không chữa trị y tế và răng cho trẻ, thiếu tiêm chủng
– Trốn học, thường xuyên không làm bài tập về nhà đầy đủ, hay đổi trường.

 

Hãy lên tiếng! Đừng thờ ơ với trẻ bị bạo hành!

https://youtu.be/aDaqTOXKNKk

 

Hoàng Nguyễn

Hãy chia sẻ để yêu thương

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *