Giải Nobel Kinh tế 2017: Làm thế nào thay đổi tâm trí và ảnh hưởng lên người khác

Đây là câu chuyện về người đàn ông “lười biếng” vừa được trao giải Nobel – Richard Thaler “vì đóng góp về kinh tế hành vi”.

“Điều tuyệt vời nhất về Thaler, điều thực sự khiến ông trở đặc biệt, đó là ông lười biếng” – đó là nhận định của Daniel Kahneman, người được trao giải Nobel Kinh tế năm 2002 khi nói về Richard Thaler.

Trong bài viết này, bàn vấn đề ngoài lề: đó là làm ông đã thay đổi tâm trí của một nhóm nhà kinh tế học có thế giới quan mạnh mẽ.
Điều đó nghĩa là gì? Nói đơn giản, tất cả chúng ta là những kẻ lạc quan đầy lý trí tựa như nhân vật Spock trong phim Star Trek. Chúng ta, ngay tức khắc có thể đong đếm giữa rủi ro và hệ quả, tái cân đối kế họach chi tiêu khi phải đối phó với giá cả thay đổi, và cưỡng lại cơn cám dỗ.
Ngày nay, kinh tế hành vi có chỗ đứng nhất định từ tạp chí American Economic Review cho đến Ngân hàng thế giới. Cho dù bạn có cho rằng kinh tế hành vi quan trọng hay không, thì trường hợp này vẫn đáng học hỏi.
Vậy giáo sư đã làm gì để thuyết phục các nhà kinh tế học chính thống? Chúng ta ai cũng hiểu rằng, vì thế giới này đầy những kẻ cứng đầu cứng cổ cần được thuyết phục thay đổi quan điểm về những điều quan trọng.
Vậy ông dùng kỹ thuật gì để thuyết phục người khác?

  1. Kiên trì: Có lẽ ít người biết: Để công trình kinh tế hành vi của giáo sư Thaler lần đầu được xuất bản năm 1980, ông đã kiên trì thuyết phục trong thời gian dài.
  2. Hiểu rõ đối thủ: Quan trọng hơn, giáo sư Thaler hiểu rõ ông đang chỉ trích điều gì. Không dễ tấn công người chúng ta bất đồng ý kiến chỉ dựa trên ý kiến tồi tệ nhất về họ nghĩ gì và tại sao họ nghĩ thế. Nhưng giáo sư Thaler nắm rõ tại sao các nhà kinh tế lại đầy lý trí và các lập luận tốt, xấu họ dùng để bảo vệ nó. Giáo sư đã miệt mài thuyết phục kinh tế học chính thống.
  3. Bắt đầu từ con số: Kỹ thuật tiếp theo ông dùng là các con số – không chỉ các con số thống kê, mà các con số về con người. Chúng ta hiểu rằng không mấy người cưỡng lại sức hấp dẫn món ăn nhẹ nhưng hấp dẫn. Chúng ta chia tiền cho các khoản riêng biệt – tiền dành cho ngày mưa, tiền giải trí, thực phẩm, hay áo quần. Giả như chúng ta tìm thấy một chai rượu cũ quý trên gác mái, chúng ta có lẽ chả dại gì bán chỉ với giá hàng trăm bảng, mặc dù chúng ta không dám chi số tiền với ba con số để mua một chai rượu. Khi có được sự đồng ý về các con số này, ông bắt đầu đi đến tranh luận những điểm quan trọng.
  4. Gợi óc tò mò: Sau cùng, giáo sư Thaler dụ dỗ người ta đến với sự tò mò. Loạt bài “Anomalies” được xuất bản trên tạp chí Journal of Economic Perspectives thường được ông bắt đầu bằng câu đố. Sau đó, ông dẫn dắt người đọc khám phá câu đố, mở rộng câu đố và đưa ra các giải pháp khả thi khác nhau. Ông hiểu rằng các nhà kinh tế học có thể sẽ bàn về các bài báo này trong giờ giải lao. Họ sẽ đưa ra các ý kiến riêng của mình. Thay vì cho rằng đối thủ bất đồng ý của ông sai, giáo sư Thaler đưa ra một câu hỏi hóc búa và mời mọi người bàn luận. Một trong những người chỉ trích ông, nhà kinh tế học tại Chicago, Merton Miller, đã phàn nàn, các bài báo của giáo sư Thaler là một kiểu kiến người khác phân tâm đối với các vấn đề nghiêm túc bởi đơn giản chúng quá hấp dẫn.

Trở lại vấn đề ông lười biếng, giáo sư Kahneman cho rằng sự lười biếng của Thaler khiến ông đặc biệt vì ông chỉ làm việc đối với các vấn đề mang tính hứng thú. Có lẽ thế. Giáo sư Thaler nhận ra rằng hầu hết chúng ta đều lười. Hầu hết chúng ta không muốn nghĩ sâu xa về niềm tin của chúng ta hay các thách đố của chúng. Giải pháp của ông là đảm bảo các thách đố này đơn thuần quá hấp dẫn đến nỗi không thể bỏ qua.

Financial TImes, Tim Hartford

Hoàng Nguyễn lược dịch

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *